Trẻ mấy tháng biết ngồi? Cách Tập Ngồi Cho Bé Cứng Cáp Hơn

Bé mấy tháng biết ngồi là câu hỏi rất nhiều bậc phụ huynh quan tâm. Thực tế, đây là một dấu mốc quan trọng trong quá trình bé phát triển tự nhiên. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn hãy dành chút thời gian đọc thông tin bài viết bên dưới nhé!

Giải đáp câu hỏi trẻ mấy tháng biết ngồi

Thông thường, trẻ nhỏ sẽ biết lẫy khi được 3 – 4 tháng tuổi và chuyển sang biết chống tay rồi tự ngồi dậy trong khoảng 6 – 7 tháng tuổi. Những bé biết ngồi sớm thường rơi vào khoảng 6 tháng tuổi và đa phần hầu hết các bé sẽ thành thạo kỹ năng này từ 7 đến 9 tháng tuổi. Mốc phát triển vận động của trẻ cụ thể như sau:
  • Sơ sinh: Thời gian nằm sấp
  • 4 – 6 tháng: Ngồi có sự hỗ trợ
  • 4 – 9 tháng: Ngồi không cần hỗ trợ
  • 6 – 10 tháng: Bé bắt đầu tập bò
  • 9 – 15 tháng: Bé bắt đầu biết đi

>>Xem thêm: Xe máy điện trẻ em

Bé học ngồi như thế nào?

mấy tháng trẻ biết ngồi là quan tâm rất lớn của ba mẹ dành bé, vì trong thời gian này là khoảng thời gian khá quan trọng cho bé do đó hãy quan tâm đến việc làm sao cho bé ngồi đúng cách

trẻ mấy tháng biết ngồi
trẻ mấy tháng biết ngồi
Để giải đáp cho câu hỏi trẻ mấy tháng biết ngồi thì bạn cần biết điều kiện để bé có thể ngồi vững là phần đầu và cơ cổ phải mạnh mẽ và cứng cáp. Do đó, bé chỉ bắt đầu biết ngồi khi có thể kiểm soát được đầu.
  • Khi muốn ngồi, bé sẽ tự chống phần trên cơ thể lên bằng cả 2 tay và giữ ngực không chạm đất. Đồng thời, bé cũng học cách tự lật mình và lăn tròn.
  • Đến 5 tháng tuổi, bé có thể ngồi trong một khoảng thời gian ngắn nếu được đặt ở tư thế ngồi. Ở giai đoạn này, do bé rất dễ bị ngã vật ra 2 bên nên mẹ cần ở bên cạnh giúp bé ngồi và đặt gối xung quanh để bé không bị ngã.
  • Sau một thời gian, bé sẽ học cách duy trì sự cân bằng trong khi ngồi bằng cách nghiêng người về phía trước, chống bằng một hoặc cả hai tay để tạo thành thế “kiềng 3 chân”.
  • Đến tháng thứ 7, bé có thể ngồi mà không cần hỗ trợ, bé có thể dùng tay để khám phá mọi thứ xung quanh và học cách xoay người để lấy thứ bé muốn.
  • Ở thời điểm này, thậm chí, bé có thể chuyển từ tư thế nằm sấp thành tư thế ngồi bằng cách đẩy mình lên. Đến tháng thứ 8, bé có thể ngồi vững mà không cần sự hỗ trợ.
Khi đã quen với việc ngồi, trẻ sẽ thích ngồi và dành thời gian ngồi nhiều hơn. Song song với việc quan tâm mấy tháng bé biết ngồi, bạn nên quan tâm đến việc phát triển kỹ năng bò của trẻ. 2 kỹ năng này sẽ phát triển song song cho đến khi trẻ học cách đứng dậy và bước đi.

Làm thế nào để giúp bé ngồi?

trẻ mấy tháng biết ngồi

Mọi đứa trẻ sẽ tự biết ngồi theo quy luật phát triển tự nhiên, tuy nhiên, do việc tự ngồi độc lập cần sự thay đổi trọng lượng và kiểm soát phương hướng nên bé sẽ cần thực hành thường xuyên. Để giúp bé sớm ngồi vững, bạn có thể:
  • Để bé tập nằm sấp và chơi trên sàn ít nhất 2 – 3 lần một ngày. Điều này rất có lợi cho việc vừa tập ngồi, tập bò, vừa lăn tròn. Ngoài ra, bạn có thể đặt đồ chơi xung quanh để kích thích bé ngồi dậy, vươn ra và lấy chúng. Mẹ đừng quá bận tâm đến việc bé mấy tháng biết ngồi và hối thúc con tập ngồi, bởi bé có thể tự tập luyện và tập ngồi một cách tự nhiên khi con đã sẵn sàng.
  • Tập nhiều lần để giúp bé nhanh chóng ngồi thạo. Tuy nhiên, đừng hỗ trợ bé mọi lúc, thay vào đó, hãy cho bé không gian riêng để tự do khám phá các chuyển động của cơ thể. Chính việc tự nâng cao thân mình, nâng cao đầu sẽ giup bé tự nhận ra khả năng chống đỡ của mông và chân.
  • Đặt bé vào lòng để tập ngồi. Bạn có thể kẹp 2 chân bé vào đùi khi ngồi hoặc đặt bé trong lòng khi ngồi khoanh chân trên sàn. Chú ý đừng để lưng bé bị vẹo, cong khi ngồi. Trong khi ngồi, mẹ có thể cùng bé đọc sách, nghe nhạc hoặc thử chơi các trò chơi vận động chẳng hạn như xếp gỗ.

Trẻ mấy tháng biết ngồi thì được coi là muộn?

Nhiều cha mẹ cảm thấy lo lắng và bối rối khi bé cưng nhà mình mãi mà vẫn không ngồi được dù “con nhà hàng xóm” cùng độ tuổi đã ngồi vững. Bạn luôn thắc mắc chính xác trẻ mấy tháng biết ngồi? Bé có đang gặp vấn đề sức khỏe nào không? Thực tế, mỗi bé có một tốc độ phát triển khác nhau, do đó, bạn không nên quá lo lắng trẻ mấy tháng biết ngồi.
Tuy nhiên, nếu bé 4 tháng tuổi vẫn không thể giữ đầu lên hoặc không thể dùng tay chống đỡ hoặc sang tháng thứ 9 vẫn không thể ngồi, bạn nên cho bé đi khám chuyên khoa nhi. Bởi đây có thể là dấu hiệu của sự chậm phát triển kỹ năng vận động thô. Ngoài ra, cũng có một số biểu hiện trong suốt quá trình phát triển cho thấy sự chậm phát triển về kỹ năng vận động của trẻ mà mẹ cần chú ý như:
  • Tay chân bé mềm hoặc cứng hơn bình thường
  • Các chuyển động, động tác của bé yếu
  • Đưa tay không thường xuyên
  • Khả năng nâng và giữ đầu kém
  • Ít khi với theo đồ vật, không cầm, nâng cao hoặc đưa đồ vật lên miệng

Lưu ý khi tập ngồi cho bé

trẻ mấy tháng biết ngồi như đã nói ở trên phần này chúng tôi sẽ có những lưu ý khi tập ngồi cho bé ba mẹ cần nắm bắt để có phương pháp tốt nhất giúp bé tập ngồi đúng cách.

trẻ mấy tháng biết ngồi

Trẻ nhỏ được đặt ở tư thế ngồi quá sớm hoặc trong một thời gian dài có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của kỹ năng khác. Do đó, tốt nhất, bạn nên để trẻ phát triển một cách tự nhiên hoặc chỉ khi có dấu hiệu cứng cáp hơn, bạn mới nên tập ngồi cho bé.

Trong quá trình tập ngồi, bạn nên đảm bảo khu vực xung quanh được an toàn, không có vật dụng gây nguy hiểm như ổ cắm điện, dao kéo, vật liệu độc hại, đồ chơi quá nhỏ… vì trẻ có thể với tay và chạm vào chúng.

Luôn quan sát để hỗ trợ trong trường hợp bé bị té ngã. Bạn có thể dùng gối, mền hay lót thảm mềm để hỗ trợ.

Trong thời gian tập ngồi, bạn đừng quá phụ thuộc vào các sản phẩm hỗ trợ bởi những sản phẩm này có thể khiến bé trở nên “lười” hơn vì không cần phải nỗ lực nhiều mà vẫn có thể ngồi được.

Xem thêm:

Qua những chia sẻ trên, MiShi hi vọng sẽ gúp bạn đã có lời giải đáp cho câu hỏi “trẻ mấy tháng biết ngồi” rồi đúng không? Thực tế, không có câu trả lời chính xác cho câu hỏi này vì nó sẽ phụ thuộc vào sự phát triển của từng bé. Tuy nhiên, nếu vẫn còn băn khoăn, đừng ngần ngại hỏi ý kiến bác sĩ để có lời giải đáp nhé.
5/5 - (3 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *